Sự tin tưởng và tâm lý an toàn là những yếu tố quan trọng để tạo ra một nhóm Agile...
Blog
Mô hình Dreyfus là một khung lý thuyết mô tả cách con người phát triển kỹ năng thông qua việc học tập và thực hành. Mô hình này được hai anh em Stuart Dreyfus và Hubert Dreyfus xây dựng vào năm 1980 khi nghiên cứu cho không quân Hoa Kỳ. Mô hình chia quá trình phát triển kỹ năng thành 5 giai đoạn:
Người mới bắt đầu (Novice):
Là giai đoạn khởi đầu, người học cần các quy tắc rõ ràng, hướng dẫn từng bước và không thể tự xử lý tình huống mới ngoài những gì đã học.
Người mới nâng cao (Advanced Beginner) (đôi khi gộp vào Competence như trong hình):
Bắt đầu nhận ra các khía cạnh cụ thể trong tình huống và học cách áp dụng quy tắc trong bối cảnh khác nhau, nhưng vẫn dựa nhiều vào hướng dẫn.
Thành thạo (Competence):
Người học biết lựa chọn hành động phù hợp theo hoàn cảnh và có thể lập kế hoạch, giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, họ vẫn phải suy nghĩ và phân tích rõ ràng.
Tinh thông (Proficiency):
Người học bắt đầu sử dụng trực giác để nhận ra vấn đề và đặt mục tiêu đúng. Họ chưa hoàn toàn biết cách xử lý tối ưu, nhưng có thể chọn hướng đi phù hợp.
Chuyên gia (Expert):
Hành động phần lớn dựa trên trực giác và kinh nghiệm, không cần tuân theo quy tắc rõ ràng, và thường khó lý giải lý do vì sao mình chọn cách làm như vậy – vì họ đã hoàn toàn thấm nhuần kỹ năng đó.
Kỹ thuật INVEST – không chỉ là giúp Product Owner truyền đạt được yêu cầu sản phẩm 1 cách trọn...
Trong phiên bản PMBOK 7, PMI đã thay đổi trọng tâm từ quy trình sang nguyên tắc. Điều này có nghĩa là thay vì cung cấp một bộ quy trình cụ thể để tuân theo, PMBOK 7 tập trung vào 12 nguyên tắc cốt lõi giúp các nhà quản lý dự án linh hoạt áp dụng phương pháp phù hợp với từng bối cảnh riêng biệt. Cách tiếp cận mới này cho phép tổ chức thích nghi tốt hơn với sự biến động, tối ưu hóa giá trị và tạo ra kết quả bền vững hơn
🧐Commitment là gì? ✅Commitment là sự cam kết của các thành viên trong nhóm Scrum đối với mục tiêu chung...
Definition of Done và Acceptance Criteria (AC) là hai khái niệm quan trọng trong quản lý dự án, đặc biệt là trong các phương pháp Agile. Mặc dù cả hai đều liên quan đến việc xác định khi nào một công việc được coi là hoàn thành, chúng có mục đích và phạm vi khác nhau.
Biểu đồ xương cá, hay còn gọi là biểu đồ Ishikawa hoặc biểu đồ thể hiện nguyên nhân - kết quả, là một công cụ phân tích giúp xác định nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề. Nó có hình dạng giống như bộ xương cá, với "đầu cá" thể hiện vấn đề cần giải quyết và các "xương" đại diện cho các nguyên nhân tiềm ẩn. Đây là phương pháp nằm trong 7 QC Tools– bộ công cụ dùng để quản lý và kiểm định chất lượng.