Mô hình Dreyfus là một khung lý thuyết mô tả cách con người phát triển kỹ năng thông qua việc học tập và thực hành. Mô hình này được hai anh em Stuart Dreyfus và Hubert Dreyfus xây dựng vào năm 1980 khi nghiên cứu cho không quân Hoa Kỳ. Mô hình chia quá trình phát triển kỹ năng thành 5 giai đoạn:
Người mới bắt đầu (Novice):
Là giai đoạn khởi đầu, người học cần các quy tắc rõ ràng, hướng dẫn từng bước và không thể tự xử lý tình huống mới ngoài những gì đã học.
Người mới nâng cao (Advanced Beginner) (đôi khi gộp vào Competence như trong hình):
Bắt đầu nhận ra các khía cạnh cụ thể trong tình huống và học cách áp dụng quy tắc trong bối cảnh khác nhau, nhưng vẫn dựa nhiều vào hướng dẫn.
Thành thạo (Competence):
Người học biết lựa chọn hành động phù hợp theo hoàn cảnh và có thể lập kế hoạch, giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, họ vẫn phải suy nghĩ và phân tích rõ ràng.
Tinh thông (Proficiency):
Người học bắt đầu sử dụng trực giác để nhận ra vấn đề và đặt mục tiêu đúng. Họ chưa hoàn toàn biết cách xử lý tối ưu, nhưng có thể chọn hướng đi phù hợp.
Chuyên gia (Expert):
Hành động phần lớn dựa trên trực giác và kinh nghiệm, không cần tuân theo quy tắc rõ ràng, và thường khó lý giải lý do vì sao mình chọn cách làm như vậy – vì họ đã hoàn toàn thấm nhuần kỹ năng đó.
5 giai đoạn phát triển từ Gà Mờ (Fresher/Novice) đến Chuyên gia (Expert) – mô hình phát triển kĩ năng Dreyfus
Mô hình Dreyfus là một khung lý thuyết mô tả cách con người phát triển kỹ năng thông qua việc học tập và thực hành. Mô hình này được hai anh em Stuart Dreyfus và Hubert Dreyfus xây dựng vào năm 1980 khi nghiên cứu cho không quân Hoa Kỳ. Mô hình chia quá trình phát triển kỹ năng thành 5 giai đoạn:
Người mới bắt đầu (Novice):
Là giai đoạn khởi đầu, người học cần các quy tắc rõ ràng, hướng dẫn từng bước và không thể tự xử lý tình huống mới ngoài những gì đã học.
Người mới nâng cao (Advanced Beginner) (đôi khi gộp vào Competence như trong hình):
Bắt đầu nhận ra các khía cạnh cụ thể trong tình huống và học cách áp dụng quy tắc trong bối cảnh khác nhau, nhưng vẫn dựa nhiều vào hướng dẫn.
Thành thạo (Competence):
Người học biết lựa chọn hành động phù hợp theo hoàn cảnh và có thể lập kế hoạch, giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, họ vẫn phải suy nghĩ và phân tích rõ ràng.
Tinh thông (Proficiency):
Người học bắt đầu sử dụng trực giác để nhận ra vấn đề và đặt mục tiêu đúng. Họ chưa hoàn toàn biết cách xử lý tối ưu, nhưng có thể chọn hướng đi phù hợp.
Chuyên gia (Expert):
Hành động phần lớn dựa trên trực giác và kinh nghiệm, không cần tuân theo quy tắc rõ ràng, và thường khó lý giải lý do vì sao mình chọn cách làm như vậy – vì họ đã hoàn toàn thấm nhuần kỹ năng đó.