fbpx

Các sự kiện trong Scrum (Scrum Event) là gì? Các lưu ý khi làm Scrum Events

28/04/2024
Chia sẻ:
Các sự kiện trong Scrum (Scrum Event) là gì? Các lưu ý khi làm Scrum Events

Scrum là một khuôn khổ (framework) về quy trình và quản lý giúp mọi người, nhóm, tổ chức tạo ra các giá trị thông qua các giải pháp thích ứng để giải quyết các đề phức tạp. ”Scrum is a framework for developing and sustaining complex products”

Theo Scrum guide 2020

I. Sự Kiện Chính Trong Scrum

A. Sprint

What is a Sprint in Scrum?
  1. Khái niệm
    Là một phân đoạn lặp đi lặp lại trong quy trình phát triển phần mềm, có khung thời gian thường từ 1 tuần – 4 tuần mà theo đó sản phẩm sẽ được release một bản mới.
    Xem thêm: Sprint là gì
  1. Mục tiêu của Sprint (Sprint goal)
    Mục tiêu Sprint hiển thị kết quả mong muốn của một lần lặp lại nhằm cung cấp mục tiêu chung cho nhóm. Mục tiêu này phải được xác định trước khi nhóm bắt đầu Sprint để tập trung đạt được mục tiêu này. Trong tình huống lý tưởng, mỗi lần chạy nước rút (sprint) nên có ít nhất một mục tiêu. Và scrum master đảm bảo rằng tất cả mọi người đều cùng nắm rõ 1 sprint goal và cố gắng vì mục tiêu đó. Ví dụ về Sprint Goal: Trong sprint này golive chức năng tìm kiếm trên website.
  2. Độ dài của Sprint
    Các dự án linh hoạt được chia thành các sprint thường kéo dài từ một đến bốn tuần với phổ biến nhất là 2 tuần. Sprint được đóng khung thời gian, có độ dài không quá một tháng và nhất quán trong suốt quá trình phát triển. Sprint ngắn gia tăng tính thích ứng với thay đổi và giảm thiểu rủi ro nhưng tăng chi phí quản lý (thời gian cho các cuộc họp tăng lên). Các Sprint diễn ra liên tiếp nhau mà không bị gián đoạn.

B. Sprint Planning (Lập kế hoạch Sprint)

  1. Khái niệm
    Sprint Planning là sự kiện diễn ra ở đầu mỗi sprint nhằm mục đích xác định mục tiêu và lên kế hoạch chi tiết cho những công việc cần thực hiện trong toàn bộ Sprint. Sprint Planning có thể chia ra làm 2 session: Làm gì & Làm như thế nào.
What is Sprint Planning? | Scrum.org
  1. Nội dung Buổi Sprint Planning sẽ lần lượt giải quyết những vấn đề sau:

Xác định mục tiêu của Sprint (Sprint goal) Lựa chọn các công việc cần làm để hoàn tất mục tiêu Sprint đặt ra Chia nhỏ hạng mục công việc (Sprint backlog) Ước lượng và thống nhất mục tiêu.

Đầu vào buổi planning: Product backlog đã được đánh ưu tiên Đầu ra buổi planning: Sprint Goal & Sprint Backlog Các ticket được đánh story point

  1. Ai tham gia planning

    Toàn bộ Scrum Team bắt buộc cần tham gia phần thứ nhất của sự kiện – tức xác định mục tiêu của Sprint. Cụ thể: Scrum Master: là người tham dự buổi Sprint Planning để hướng dẫn mọi người đưa ra mục tiêu và kế hoạch để hoàn thành các nhiệm vụ có trong Sprint. Ngoài ra cũng cung cấp thông tin về các chỉ số đo lường trong sprint cũ như velocity, lên plan thời gian nghỉ trong sprint. Development Team (Nhóm phát triển): tham dự để chọn lượng công việc sẽ làm trong Sprint dựa vào lượng công việc đã hoàn thành trong các Sprint trước đó. Thống nhất Sprint Goal và estimate lượng công việc theo Story point. Product Owner: Đưa ra đề bài với sprint backlog có thứ tự ưu tiên, mục tiêu sprint goal & giải đáp thắc mắc cho nhóm ở những hạng mục quan trọng.

C. Daily Scrum (Họp hằng ngày)

  1. Khái niệm
    Là một sự kiện kéo dài 15 phút dành cho nhóm phát triển được tổ chức hằng ngày với mục tiêu lập kế hoạch trong 24h.
Scrum Events #3 Daily Scrum | Let's scrum it!
  1. Định dạng

Development team trả lời 3 câu hỏi:

  • Bạn đã làm gì ngày hôm qua?
  • Bạn sẽ làm gì hôm nay?
  • Có điều gì (nếu có) đang làm trở ngại cho tiến độ của bạn không?

Bắt buộc tham gia: Nhóm phát triển
Không bắt buộc tham gia: Scrum Master & Product Owner
Mặc dù Scrum Master không bắt buộc tham gia nhưng nên tham gia để hướng dẫn mọi người daily đúng cách và đúng tiến độ. Timebox: Không quá 15’ mỗi ngày

  1. Lưu ý
  • Không nên giải quyết vấn đề ngay trong buổi daily
  • Không nên daily quá 15 phút
  • Nếu team lớn > 10 người, có thể chia nhỏ thành 2 team để hiệu quả hơn

D. Sprint Review (Xem lại Sprint)

  1. Khái niệm

Là sự kiện kiểm tra kết quả của Sprint và xác định các điều chỉnh tiếp theo. Sprint Review diễn ra vào cuối Sprint, trước Sprint Retrospective

Sprint Review - Sơ kết Sprint
  1. Nội dung

Sprint Review là cơ hội để Scrum Team cùng với các bên liên quan (Các đại diện phòng ban khác nhau, CEO, Nhóm nhỏ khách hàng tiềm năng v.v) thảo luận về Done Increment và cập nhật những thông tin cần thiết cho sản phẩm đó. Product Owner thường sẽ là người xem xét xem nên mời những ai tham dự Sprint Review.

  • Team trao đổi các đầu việc chưa hoàn thành
  • PO đánh giá Sprint Goal & trao đổi kế hoạch phát triển tiếp theo

Sprint Review không phải là một buổi “Demo”, mà là một buổi thảo luận giữa các bên (Product Backlog hiện tại. Thị trường thay đổi, xem xét Product Increment), để có được bước tiếp theo của sản phẩm. Qua đó Product Backlog sẽ được cập nhật.

Sprint Review là cơ hội tuyệt vời để minh bạch về sản phẩm cũng như Product Backlog giữa Scrum Team và các bên liên quan.

Đầu ra buổi Sprint review: Sprint Backlog được cập nhật

Timebox: Time-box là 4 tiếng cho Sprint có độ dài một tháng, và có thể ít hơn nếu Sprint ngắn hơn.

  1. Ai tham gia Sprint review
    Cả Scrum team nên tham gia Sprint review. Ngoài ra còn có các stakeholders khác cũng tham gia như: Đối tác, các phòng ban liên quan: Marketing, Dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng…

Vai trò của Developer trong buổi Sprint Review: Chia sẻ về Done Increment, thảo luận, và cập nhật từ các bên liên quan về Done Increment. Vai trò của Product Owner trong buổi Sprint Review: cùng với Scrum team & các bên liên quan review “Outcome” của Sprint đó, và xem xét những cơ hội cho sản phẩm trong tương lai. Đồng thời Product Owner cũng thu thập những chia sẻ từ các bên liên quan, cập nhật từ người dùng và thị trường cho sản phẩm. Vai trò của Scrum Master trong buổi Sprint Review: facilitate (điều phối, tạo điều kiện) Sprint Review, và đảm bảo sự kiện mang lại đúng giá trị cần cho một buổi Sprint Review.

E. Sprint Retrospective (Họp đánh giá lại Sprint)

  1. Khái niệm

Là sự kiện lên kế hoạch để tăng chất lượng và hiệu quả của Scrum team

11 Best Retrospective Free Templates, Guides | Conceptboard
  1. Nội dung

Sprint Retrospective là sự kiện diễn ra ngay sau buổi Sơ kết Sprint nhằm mục đích thanh tra và thích nghi quy trình làm việc. Đây là dịp giúp nhóm Scrum nhìn lại quá trình làm việc của một Sprint, qua đó xác định những cải tiến cần thiết để tăng chất lượng và hiệu quả ở Sprint sau. Sprint Retrospective tập trung vào cải tiến quy trình, công cụ, con người, sản phẩm.

  • Rà soát các yếu tố diễn ra trong Sprint từ quy trình, con người, công cụ, sản phẩm
  • Nhận biết các hạng mục đã thực hiện tốt và cải tiến
  • Lên kế hoạch cải tiến cho các sprint tiếp theo **

Timebox: Tối đa 3h với sprint 1 tháng ~ 1.5h với sprint 2 tuần

Đầu ra: Danh sách các cải tiến ở Sprint tiếp theo

Thành phần tham gia: Development team, Scrum Master

3. Lưu ý

  • Sprint Retrospective không phải 1 buổi để chỉ trích các thành viên vì lỗi sai của họ
  • Không nên lựa chọn quá nhiều kế hoạch cải tiến, tối đa chỉ nên chọn lựa 3 mục tiêu
  • Cần rà soát cả các yếu tố về con người chứ không chỉ mỗi sản phẩm

F. Product Backlog Refinement (Tinh chỉnh Product Backlog)

  1. Khái niệm

Trong môi trường Scrum, Backlog Refinement, hay còn gọi là Backlog Grooming, là một hoạt động quan trọng để đảm bảo sự thành công của dự án Agile. Đây là quá trình nhóm Scrum, cùng với Product Owner và Scrum Master, tập trung vào việc làm rõ, chi tiết hóa và phân tích các mục tiêu trong Product Backlog. Đây là bước quan trọng trong việc định hình sản phẩm và chuẩn bị cho Sprint Planning.

Xem thêm: Backlog refinement tiền đề có một Sprint thành công

  1. Nội dung

Các hoạt động chính trong buổi refinement gồm: Loại bỏ các user stories không còn liên quan

  • Đánh giá mức độ ưu tiên product backlog
  • Lựa chọn các user stories sẽ phát triển trong sprint tới
  • Thảo luận về các vấn đề cần làm rõ
  • Chỉnh sửa lại estimate nếu có cập nhật

Đầu ra: Danh sách product backlog có mức độ ưu tiên

Thành phần tham gia: Development team, Scrum Master, Product Owner

3. Lưu ý

  • Product Refinement không phải event chính thức của Scrum tuy nhiên vô cùng quan trong.
  • Đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan: Đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm phát triển sản phẩm, bao gồm cả Product Owner, Scrum Master và nhóm phát triển, đều tham gia vào quá trình refinement để đảm bảo sự hiểu biết và đồng thuận về yêu cầu.

II. Các bước chuẩn bị trước, trong và sau khi diễn ra event

Trước buổi họp:

  • Nhắc nhở PE rà soát lại danh sách ticket (chuẩn bị danh sách ticket chưa hoàn thiện của sprint trước và các ticket cần thực hiện trong sprint này + kiểm tra các nội dung ticket đã chuẩn bị đầy đủ mô tả cần thiết chưa, các ticket chưa hoàn thiện
  • Check lại với Tester các ticket bug về trạng thái
  • Remind Team về lịch họp trước khi bắt đầu
  • Rà soát lại 1 lượt trạng thái các ticket trong Sprint + update trạng thái chính xác
  • Review lại Sprint Dashboard để cập nhật tiến độ chung
  • Setup phòng họp: Vào trước 5 phút để chuẩn bị sẵn máy móc, bật sẵn các tab thông tin sẽ show cho buổi daily

Trong buổi họp:

  • Có thể và nên dành 1-5 phút đầu để nói chuyện, trao đổi các câu chuyện, vấn đề ngoài công việc để tạo không khí thoải mái
  • Update nhanh về một số update, thông tin quan trọng mà team cần nắm thông tin. Ví dụ: thay đổi/cập nhật thời gian deploy, có task goal bị chậm tiến độ, số lượng bugs đang nhiều hơn mọi khi, sub-task chưa được tạo, …
  • Thông báo cho team về các lịch họp, sự kiện sẽ diễn ra trong ngày.
  • Ghi meeting notes các thảo luận trong cuộc họp
  • Nhắc lại các mốc Sprint Goal

Sau buổi họp:

  • Cập nhật lại board theo dõi tiến độ
  • Gửi lại note của buổi họp lên group team
  • Với các đầu việc, công việc quan trọng thì chat và tag PIC ngay sau buổi họp để tránh quên
  • Update lại thông tin tiến độ, trạng thái các đầu việc

III. Học gì để sử dụng & áp dụng Scrum

Để áp dụng Scrum vào công việc, bạn cần hiểu biết về Scrum nói riêng & Agile nói chung. Bạn có thể tham khảo các khóa học & luyện ôn thi các chứng chỉ về Agile để có cơ hội nhiều hơn trong môi trường công nghệ.
Hiện nay, ScrumPass là nơi bạn có thể ôn thi các chứng chỉ hiệu quả nhất.ScrumPass Exam Tool là hệ thống luyện thi chứng chỉ quốc tế hàng đầu tại Việt Nam.  Có thể kể đến các chứng chỉ như PSM, PSPO,… và rất nhiều các chứng chỉ khác.

Bạn có thể tham khảo tại:
Fanpage: https://www.facebook.com/scrumpassvn
Group cộng đồng học tập:https://www.facebook.com/groups/270691597973187
Trang chủ Scrumpass: https://scrumpass.com/

Scrum không chỉ là một framework Agile, mà còn là một cách tiếp cận linh hoạt và hiệu quả để quản lý dự án. Scrum giúp các nhóm làm việc tự tổ chức, tập trung vào mục tiêu và tạo ra giá trị cho khách hàng.Hiểu rõ về Scrum không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tạo ra sự linh hoạt và sự linh hoạt trong quy trình làm việc.

Tags