4 lời khuyên dành cho Scrum Master
Bạn đang hoặc sẽ là một Scrum Master? Vậy chắc hẳn bạn đã có ít nhất một lần thắc mắc về việc làm sao để trở thành một Scrum Master giỏi. Sự thật là không khó để bạn có thể bắt đầu là một Scrum Master nhưng để được công nhận là một Scrum Master là một quá trình rất khó khăn.
Với kinh nghiệm đã có gần 10 năm là Scrum Master, tôi đã tự nhận ra và đồng thời cũng nhận được rất nhiều lời khuyên về công việc của mình trong suốt khoảng thời gian này. Và dưới đây sẽ là 4 lời khuyên tốt nhất của tôi dành cho bạn, những điều mà tôi tin chắc chắn rằng một Scrum Master giỏi cần phải biết và sử dụng nó hàng ngày.
1. Đừng bao giờ tự quyết định điều gì thay cho team của bạn
Với tư cách là một Scrum Master, bạn không thể đưa ra những quyết định thay cho team, ví dụ như quyết định team hoặc các thành viên trong team làm một việc gì đấy, dù nó có rất nhỏ đi nữa hoặc đưa ra một thông báo lựa chọn mà không có sự đồng thuận của team.
Có thể bạn tin những điều này sẽ tốt cho team hoặc những đơn giản là bạn nghĩ mọi người sẽ đồng thuận cả thôi và việc bạn quyết định này chỉ với mục đích giúp xử lý các vấn đề nhanh hơn.
Nhưng hãy dừng lại một chút và nhớ lại trách nhiệm của một Scrum Master là gì. Đó là hỗ trợ team và giúp team cùng nhau đưa ra quyết định. Hãy để bất cứ quyết định, lựa chọn nào của team là quyết định, lựa chọn của cả team, chứ không chỉ là bạn.
2. Agile là linh hoạt, không phải quy trình
Tôi đã từng thấy rất nhiều Scrum Master đã xây dựng cho mình một bộ quy trình chặt chẽ và áp dụng nó như nhau với TẤT CẢ các team mà các bạn ý hỗ trợ.
Gần như các Scrum Team hiện nay đều đang sử dụng User Story để thể hiện yêu cầu, công việc của sản phẩm hoặc sử dụng Story Point để ước lượng cho các đầu việc của team. Nhưng câu hỏi là liệu những practice này có phải là bắt buộc và hãy luôn tự đặt câu hỏi là những practice này có thật sự phù hợp với team của bạn?
3. Hãy bảo vệ team của bạn một cách mạnh mẽ
Một trong những trách nhiệm của Scrum Master là bảo vệ team khỏi những sự xao nhãng, cản trở từ bên ngoài. Bạn sẽ khá thường xuyên gặp những tình huống như nhân sự của team bạn bị lôi kéo, yêu cầu làm các công việc khác ngoài scope của team, một thành viên trong team bị khiển trách, đánh giá từ một bộ phận, đơn vị khác hay đơn giản là PO thường xuyên đưa quá nhiều việc và tạo áp lực cho team.
Là một Scrum Master tốt, bạn sẽ biết bảo vệ team của mình trong các tình huống này.
Nhưng để trở thành một Scrum Master xuất sắc, bạn sẽ còn phải bảo vệ team khỏi cả sự tự mãn, thỏa mãn với những gì đang có. Bạn sẽ gặp tình huống này sau khi đã đi cùng team một khoảng thời gian và cũng đã đạt được những cải tiến đáng kể về hiệu suất. Lúc này phần lớn mọi người sẽ có suy nghĩ là đã đến ngưỡng rồi, không còn gì để học hỏi, phát triển nữa. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng việc phản hồi và cải tiến là yếu tố quan trọng nhất của Agile cũng như trong Scrum.
4. Là người truyền năng lượng, suy nghĩ tích cực
Bạn hãy là người truyền năng lượng, suy nghĩ tích cực đến tất cả thành viên trong đội nhóm của bạn. Giúp Scrum Team của bạn thay đổi suy nghĩ về những kết quả công việc, những sprint không được như kỳ vọng,,… Tất cả những thứ đó đơn giản chỉ là những nỗ lực, không phải là thất bại. Nỗ lực của cả team đề cùng nhau đạt được mục tiêu to lớn hơn. Là sự quan trọng của những bài học, cải tiến cả team cũng đúc rút ra được từ những nỗ lực này.
Bạn cũng nên suy nghĩ thật kỹ càng trước khi đề xuất hoặc áp dụng bất cứ hình phạt nào cho team. Hãy nghĩ về những hậu quả, sự đánh đổi mà những quyết định đấy sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, hành động các thành viên team của bạn.
4. Hãy giúp các thành viên trong team của bạn hiểu và làm đúng trách nhiệm của mình
Hãy làm thử một thí nghiệm, bạn hãy hỏi các thành viên trong team của bạn về ý nghĩa, các đặc điểm về trách nhiệm về role của mình và về các sự kiên của Scrum. Tôi đoán bạn sẽ thấy khá bất ngờ về những câu trả lời bạn nhận được.
Bạn có thể làm việc hiệu quả không khi bạn đang vận hành như một cái máy khi không hiểu rõ trách nhiệm của mình là gì và tại sao mình lại phải tham gia những cuộc họp này, tại sao mình phải làm những việc đấy. Vì vậy, hãy tổ chức các buổi đào tạo, hoặc tận dụng buổi retrospective để giúp team hiểu rõ hơn về mô hình, quy trình mà team đang đi theo.