Vài gợi ý cho việc xây dựng lộ trình phát triển trong vai trò Product Owner
Trong thời đại công nghệ số, các doanh nghiệp phải liên tục thích ứng và đổi mới để tạo ra những sản phẩm giá trị cho khách hàng. Để làm được điều này, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp Agile để quản lý và phát triển sản phẩm một cách linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả. Trong phương pháp Agile, một vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của sản phẩm là Product owner. Vậy Product owner là ai? Vai trò và trách nhiệm của Product owner trong tổ chức, sáng kiến, dự án là gì? Bạn cần có những kỹ năng gì để thành công trong vai trò 1 Product Owner? Và làm thế nào để trở thành 1 Product Owner? Bài viết này sẽ cố gắng giải đáp những câu hỏi trên😉
Product owner là người chịu trách nhiệm về thành công của sản phẩm trong một tổ chức, sáng kiến, dự án. Product owner là người định nghĩa các yêu cầu và đánh giá cuối cùng đầu ra của bên phát triển phần mềm. Product owner phải tiếp nhận tất cả yêu cầu và lập ra các trình tự công việc. Product owner là người duy nhất có quyền hạn thay đổi thứ tự trong trong các Backlog. Product owner là người lên kế hoạch cho mọi thứ liên quan đến sản phẩm bao gồm cả việc User Research, làm việc với UX/UI Designer, lên kế hoạch cho việc Release và Timeline cho sản phẩm.
Ví dụ: Trong một dự án phát triển sản phẩm, product owner có vai trò và trách nhiệm như sau:
- Là người hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, người dùng cuối và các bên liên quan khác về sản phẩm.
- Là người xác định mục tiêu, chiến lược và tầm nhìn cho sản phẩm.
- Là người tạo ra và quản lý Product Backlog, xác định các User Story, Acceptance Criteria và Priority cho các tính năng của sản phẩm.
- Là người giao tiếp và hợp tác chặt chẽ với Scrum Master và Development Team để đảm bảo rằng họ hiểu rõ yêu cầu và mong đợi của product owner.
- Là người tham gia vào các buổi Sprint Planning, Sprint Review, Sprint Retrospective và Daily Scrum để theo dõi tiến độ và giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Là người kiểm tra và phê duyệt các sản phẩm con được hoàn thành trong mỗi Sprint.
- Là người thu thập feedback từ khách hàng, người dùng cuối và các bên liên quan khác để cải tiến sản phẩm
Vậy để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên,
Product onwer cần những kỹ năng và năng lực gì???
- Có khả năng phân tích, tư duy logic và giải quyết vấn đề.
- Có khả năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán với các bên liên quan.
- Có khả năng quản lý thời gian, ưu tiên công việc và đưa ra quyết định nhanh chóng.
- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác và lãnh đạo.
- Có khả năng sáng tạo, đổi mới và thích ứng với thay đổi.
- Có kiến thức về lĩnh vực kinh doanh, thị trường và người dùng của sản phẩm.
- Có kiến thức về phương pháp Scrum và các công cụ quản lý dự án.
Trong thực tế, ta sẽ thấy 6 hình ảnh PO có phạm vi hoạt động khác nhau, cụ thể như sau:
- 1️⃣ The Scribe: Là người chỉ ghi lại các yêu cầu từ các bên liên quan và chuyển cho Development Team. Scope of work của họ rất hạn chế và không có tầm nhìn hay chiến lược cho sản phẩm. Họ không có quyền hạn để đưa ra quyết định hay thay đổi Product Backlog. Họ chỉ là người truyền đạt thông tin mà thôi.
- 2️⃣ The Proxy: Là người đại diện cho một bên liên quan nào đó (thường là khách hàng) và chuyển các yêu cầu của họ cho Development Team. Scope of work của họ cũng khá hạn chế và phụ thuộc vào bên liên quan mà họ đại diện. Họ có thể có một số quyền hạn để thay đổi Product Backlog, nhưng không có tầm nhìn hay chiến lược cho sản phẩm. Họ chỉ là người trung gian mà thôi.
- 3️⃣ The Business Representative: Là người đại diện cho các bộ phận kinh doanh trong tổ chức và chuyển các yêu cầu của họ cho Development Team. Scope of work của họ rộng hơn một chút và có thể có một số tầm nhìn hay chiến lược cho sản phẩm. Họ có quyền hạn để thay đổi Product Backlog, nhưng không có sự tham gia của các bên liên quan khác. Họ chỉ là người phản ánh nhu cầu kinh doanh mà thôi.
- 4️⃣ The Sponsor: Là người cung cấp nguồn lực (tiền, nhân lực, thiết bị…) cho dự án và chuyển các yêu cầu của họ cho Development Team. Scope of work của họ rộng rãi và có tầm nhìn hay chiến lược cho sản phẩm. Họ có quyền hạn để thay đổi Product Backlog, nhưng không có sự gắn kết với các bên liên quan khác. Họ chỉ là người tài trợ mà thôi.
- 5️⃣ The Entrepreneur: Là người sáng lập hoặc sở hữu sản phẩm và chuyển các yêu cầu của họ cho Development Team. Scope of work của họ rất rộng và có tầm nhìn hay chiến lược cho sản phẩm. Họ có quyền hạn để thay đổi Product Backlog, nhưng không có sự hỗ trợ từ các bên liên quan khác. Họ là người điều khiển toàn bộ sản phẩm mà thôi.
- 6️⃣ The Collaborator: Là loại product owner có phạm vi công việc rộng và cân bằng nhất. Họ là người làm việc cùng với các bên liên quan (khách hàng, người dùng cuối, lãnh đạo, nhân viên…) để xác định các yêu cầu cho nhóm phát triển. Họ có tầm nhìn và chiến lược cho sản phẩm, và có sự gắn kết với các bên liên quan khác. Họ là người hợp tác để tạo ra sản phẩm mà thôi.
Lộ trình phát triển cho vai trò Product Owner có thể được gợi ý như sau:
- Bắt đầu từ (Scribe) Product owner: Học cách ghi lại các yêu cầu từ các bên liên quan một cách rõ ràng và chi tiết. Học cách sử dụng các công cụ để quản lý Product Backlog. Học cách giao tiếp với nhóm phát triển để truyền đạt các yêu cầu. Vai trò này tương đương với vị trí BA thường gặp trong thực tế
- Tiến tới loại (Proxy) product owner: Học cách hiểu và thể hiện quan điểm của bên liên quan mà mình đại diện. Học cách tham gia vào việc xác định mục tiêu và giá trị cho sản phẩm. Học cách thay đổi hoặc ưu tiên các yêu cầu trong Product Backlog theo nhu cầu của bên liên quan. Hình ảnh này tôi liên tưởng đến vai trò PMO/PM nơi PMO/PM hoạt động ở mức độ Kiểm soát
- Tiến tới (Business Representative) Product Owner: Học cách hiểu và thể hiện quan điểm của các bộ phận kinh doanh trong tổ chức. Học cách xây dựng và thực hiện chiến lược và kế hoạch cho sản phẩm. Học cách hợp tác với các bên liên quan khác để đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Trong thực tế, tôi thường xác định đây là Business Owner (BO)
- Tiến tới (Collaborator) product owner: Học cách làm việc nhóm, hợp tác và lãnh đạo cho sản phẩm. Học cách tạo ra một tầm nhìn chung và một mục tiêu chung cho sản phẩm. Học cách tạo ra một Product Backlog phản ánh được giá trị cho khách hàng, người dùng cuối và tổ chức.
Hy vọng tới đây, bạn sẽ định hình được lộ trình phát triển kỹ năng để tiếp tục phát triển sự nghiệp trên vai trò Product Owner
Kiến thức về bản MVP bạn có thể tìm hiểu khi học thêm về quản lý dự án (ví dụ chứng chỉ PMP, PMI-ACP). Nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn hoặc muốn ôn thi chứng chỉ trong lĩnh vực này, hãy tham khảo Scrumpass.
Tại Scrumpass, chúng tôi cung cấp nền tảng ôn thi PMP, PMI-ACP, PSM, PSPO & các chứng chỉ khác vô cùng đa dạng.
Tiện ích:
- Chế độ thi thử như thi thật
- Có dashboard theo dõi hành trình ôn thi
- Có phân loại biểu đồ kiến thức để nắm bắt kiến thức nào chưa vững
- Hệ thống ôn thi trên cả web & mobile, giúp bạn ôn thi tiện lợi
- Theo dõi ôn thi, đánh dấu câu để dễ dàng tra cứu mỗi khi cần làm lại hoặc tìm hiểu
- Có mentor theo sát, hướng dẫn kĩ càng, giải thích sát sao hỗ trợ kịp thời
ScrumPass là nơi bạn có thể ôn thi các chứng chỉ hiệu quả nhất. ScrumPass Exam Tool là hệ thống luyện thi chứng chỉ quốc tế hàng đầu tại Việt Nam. Nếu quan tâm đến PMP hoặc các chứng chỉ quản lý dự án khác như PSM, PMP-ACP bạn có thể tham khảo tại:
Fanpage: https://www.facebook.com/scrumpassvn
Group cộng đồng học tập: https://www.facebook.com/groups/270691597973187
Trang chủ Scrumpass: https://scrumpass.com/