fbpx

Những thay đổi của Scrum Guide phiên bản 2020 (phần 1)

09/04/2021
Chia sẻ:
Những thay đổi của Scrum Guide phiên bản 2020 (phần 1)

Happy Birthday Scrum!

Scrum chào mừng sinh nhật thứ 25 của mình với bản update mới nhất được công bố vào ngày 18 tháng 11 năm 2020.

Quay lại chút về lịch sử thì lần đầu tiên Scrum được giới thiệu là ở buổi workshop năm 1995 OOPSLA Business Object Design and Implementatio tại Texas, USA. Và đến năm 2010, Ken và Jeff xuất bản phiên bản đầu tiên của Scrum Guide. Và cứ sau vài năm Ken và Jeff sẽ cập nhật lại về Scrum Framework được định nghĩa trong Scrum Guide.

Hãy cùng với ScrumPass đi vào cụ thể những thay đổi ở lần cập nhật này để hiểu rõ ý nghĩa của những thay đổi này và các ảnh hưởng đến việc áp dụng Scrum vào team, tổ chức của chúng ta.

1. Tối giản lại Scrum Framework
Scrum là một framework (khung làm việc) và không phải là một bộ quy trình, các kỹ thuật hay là một phương pháp. Vì vậy Scrum cần phải đơn giản và nhẹ nhàng thay vì đi vào từng chi tiết cụ thể. Điều này đã được thể hiện ở phiên bản Scrum Guide trước nhưng ở phiên bản này nó còn được đề cập một cách rất rõ ràng:

“…The Scrum framework is purposefully incomplete, only defining the parts required to implement Scrum theory…”

Bản cập nhật này cũng đã loại bỏ đi rất nhiều những chỉ dẫn chi tiết được coi là không cần thiết. Điều này dẫn đến số trang của Scrum Guide đã giảm rõ rệt từ 18 trang xuống còn 13 trang.

2. Thay đổi từ Development Team thành Developers
Bây giờ mỗi Scrum Team sẽ bao gồm 3 vai trò, Product Owner, Scrum master và Developers. Với các phiên bản trước, chúng ta có Developer Team nằm trong Scrum Team. Thuật ngữ này đã gây không ít hiểu nhầm cho với những người mới tiếp cận với Scrum.

Việc có 1 team ở trong 1 team cũng làm cho những vai trò còn lại, Product Owner và Scrum Master đôi khi bị coi là người ngoài của nhóm trong một số trường hợp. Đội phát triển sẽ có cảm giác họ đang làm việc cho Product Owner và điều này làm giảm đi sự cộng tác trong team. Và vì vậy, từ bây giờ chúng ta sẽ chỉ có duy nhất 1 Team. Tất cả các vai trò, vị trí trong team đều là thành viên của duy nhất team này:

“…Within a Scrum Team, there are no sub-teams or hierarchies. It is a cohesive unit of professionals focused on one objective at a time, the Product Goal…”

Thêm nữa, phiên bản 2020 này còn chỉ ra:

“…The entire Scrum Team is accountable for creating a valuable, useful Increment every Sprint…”

và xác định trách nhiệm cho các vai trò trong Scrum Team:
– Developers chịu trách nhiệm cho việc phát triển và chuyển giao các sản phẩm chạy được sau mỗi Sprint.
– Product Owner chịu tránh nhiệm về việc tối ưu hóa giá trị sản phẩm mang lại từ công việc của Scrum Team.
– Scrum Master chịu trách nhiệm về hiệu quả của Scrum Team.

3. Định nghĩa Sản phẩm
Ở các phiên bản Scrum Guide trước, Scrum được mô tả là để quản lý các sản phẩm phức tạp. Và để làm rõ thêm định nghĩa về Sản phẩm, phiên bản lần này đã bổ sung thêm định nghĩa về Sản phẩm như sau:

“…A product is a vehicle to deliver value. It has a clear boundary, known stakeholders, well-defined users or customers. A product could be a service, a physical product, or something more abstract…”

No tags available for this post.