fbpx

Những thay đổi của Scrum Guide phiên bản 2020 (phần 3)

Những thay đổi của Scrum Guide phiên bản 2020 (phần 3)

28/05/2021
Chia sẻ:
Những thay đổi của Scrum Guide phiên bản 2020 (phần 3)

9. Nhóm Scrum tự quản
Trong các phiên bản Scrum Guide trước, đội phát triển được mô tả là một nhóm tự tổ chức. Điều này nghĩa là nhóm phát triển sẽ xác định ai và bằng cách nào để giải quyết các vấn đề trong Sprint. Trong khi đó PO sẽ xác định sẽ làm gì trong Sprint dựa theo sắp xếp của Product Backlog.

Sự khác nhau giữa tự tổ chức và tự quản là về phần xác định những gì sẽ làm trong Sprint. Vói nhóm tự tổ chức thì nhóm sẽ chỉ xác định ai và làm như thế nào trong khi với nhóm tự quản thì team sẽ quyết định cả 3 vấn đề, làm cái gì, ai làm và làm như thế nào.

Phiên bản Scrum Guide 2020 nhấn mạnh vào việc Scrum Team sẽ bao gồm cả 3 trách nhiệm này vì bây giờ chúng ta sẽ chỉ có 1 team là Scrum Team và PO chính là một thành phần của Scrum Team.

“…Scrum Teams…are also self-managing, meaning they internally decide who does what, when, and how…”

10. Về sự mở rộng
Các bản Scrum Guide cũ đã đề cập đến vấn đề là nếu có nhiều team cùng tham gia phát triển một sản phẩm thì cũng sẽ chỉ có một Product Backlogs được sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình mở rộng, rất nhiều tổ chức có Product Backlog và PO cho mỗi team của tổ chức. Điều này dẫn đến việc thiếu liên kết, xung đột lợi ích và mất đi sự tập trung tới tầm nhìn, mục tiêu của sản phẩm.

Phiên bản 2020 của Scrum Guide cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách đi sâu hơn và làm rõ ràng rằng tất cả các nhà phát triển chỉ làm việc với chỉ một PO và một Product Backlogs duy nhất:

“…If Scrum Teams become too large, they should consider reorganizing into multiple cohesive Scrum Teams, each focused on the same product. Therefore, they should share the same Product Goal, Product Backlog, and Product Owner…”

11. Scrum Master là một nhà lãnh đạo đích thực
Phiên bản Scrum Guide 2020 đã giới thiệu một thuật ngữ mới: nhà lãnh đạo đích thực (True Leader)

“…Scrum Masters are true leaders who serve the Scrum Team and the larger organization…”

Trong các phiên bản trước, Scrum Master được mô tả là một nhà lãnh đạo phục vụ (Servant Leader). Nhà lãnh đạo phục vụ là một định nghĩa được ra đời từ những 70 và đã rất nhiều bài báo và kiến thức về vị trí này. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều tổ chức không hiểu đúng về vị trí này và vị trí SM ở những tổ chức này chỉ như là một người quản trị nhóm, tổ chức các cuộc họp và ghi notes. Trong khi Scrum Master chính xác phải là một người dẫn dắt sự thay đổi dẫn đến việc áp dụng Scrum cho đội nhóm và tổ chức, giúp các bên liên quan hiểu và sử dụng chủ nghĩa kinh nghiệm để tạo ra sản phẩm với giá trị cao và tập trung vào cải tiến liên tục.

Để giúp làm rõ quan niệm sai lầm này, Scrum Guide 2020 đã loại bỏ thuật ngữ Servant Leader và thay vào đó là True Leader.

No tags available for this post.