fbpx

Những thay đổi của Scrum Guide phiên bản 2020 (phần 2)

Những thay đổi của Scrum Guide phiên bản 2020 (phần 2)

28/05/2021
Chia sẻ:
Những thay đổi của Scrum Guide phiên bản 2020 (phần 2)

4. Mục tiêu sản phẩm (Product Goal)
Qua mỗi Sprint, cùng với việc các Product Increment được release đến người dùng, là Scrum Team lại tiến thêm 1 bước tới Product Vision và Product Goal.

“…The Product Goal describes a future state of the product which can serve as a target for the Scrum Team to plan against. The Product Goal is in the Product Backlog. The rest of the Product Backlog emerges to define “what” will fulfill the Product Goal… The Product Goal is the long-term objective for the Scrum Team. They must fulfill (or abandon) one objective before taking on the next.”

Phiên bản Scrum Guide 2020 nêu rõ ràng về việc Scrum Team sẽ bắt đầu với Product Goal và Product Backlog cũng như Product Backlog Items được tạo ra là để hoàn thành Product Goal này. Điều này tạo ra sự tập trung cần thiết và đảm bảo công việc mà team đang làm là để phục vụ cho tầm nhìn và mục tiêu của sản phẩm.

5. Mục tiêu Sprint (Sprint Goal)
Ở các phiên bản Scrum Guide trước, Sprint Goal được nhắc đến là kết quả của buổi Sprint Planning. Tuy nhiên, rất nhiều team gặp khó khăn trong việc xây dựng Sprint Goal để giúp các Product Increment sau mỗi Sprint đưa họ đến gần hơn tới Product Vision.

Để giúp cải thiện vấn đề này, trong phiên bản 2020, Scrum Guide nhấn mạnh và nêu rõ sự cần thiết của Sprint Goal và sự liên kết của nó tới Product Goal. Buổi Sprint Planning giờ đây sẽ bao gồm 3 phần thay vì 2 phần như trước đây. Phần 1 sẽ trả lời câu hỏi tại sao chúng ta cần phải làm những việc này (Sprint Goal). Tiếp theo, phần 2 sẽ là danh sách những công việc cần làm để đạt được Sprint Goal. Và cuối cùng là phần 3, nơi cả team cùng thống nhất cách để hoàn thành Sprint Goal.

“…The Sprint Goal is the single objective for the Sprint. Although the Sprint Goal is a commitment by the Developers, it provides flexibility in terms of the exact work needed to achieve it. The Sprint Goal also creates coherence and focus, encouraging the Scrum Team to work together rather than on separate initiatives…”

“…Topic One: Why is this Sprint valuable: The Product Owner proposes how the product could increase its value and utility in the current Sprint. The whole Scrum Team then collaborates to define a Sprint Goal that communicates why the Sprint is valuable to stakeholders. The Sprint Goal must be finalized prior to the end of Sprint Planning…”

6. Định nghĩa hoàn thành (Definition of Done)
Định nghĩa hoàn thành (DoD) không phải là một khái niệm mới. Tuy nhiên, rất nhiều team thất bại trong việc tạo ra và cải tiến DoD của họ. Trong phiên bản 2020, Scrum Guide tiếp tục nhấn mạnh về sự quan trọng của DoD và Product Increment cần phải đáp ứng được DoD để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

“…Work cannot be considered part of an Increment unless it meets the Definition of Done.…The Definition of Done is a formal description of the state of the Increment when it meets the quality measures required for the product…”

7. Tách biệt buổi Sprint Review ra khỏi Proudct Increment
Mọi người đã quá quen với việc Product Increment được kiểm tra, đánh giá ở trong buổi Sprint Review để đảm bảo Scrum Team đang đi đúng hướng và giúp đưa ra các quyết định sắp tới cho sản phẩm. Tuy nhiên, không có gì ngăn cản Scrum Team không thể đưa Product Increment sớm hơn tới tay người dùng. Việc này xuất phát từ các hiểu nhầm về việc Product Increment chỉ được bàn giao sau khi kết thúc Sprint.

Để giải quyết vấn đề này, Scrum Guide 2020 khuyến khích Scrum Team làm việc với các Product Increment nhỏ hơn và liên tục cung cấp giá trị cho các bên liên quan, không chỉ ở phần cuối của Sprint. Điều này phù hợp với khái niệm triển khai liên tục và phân phối liên tục.

“…Multiple Increments may be created within a Sprint. The sum of the Increments is presented at the Sprint Review thus supporting empiricism. However, an Increment may be delivered to stakeholders prior to the end of the Sprint. The Sprint Review should never be considered a gate to releasing value…”

8. Buổi Sprint Review
Buổi Sprint Review đã luôn được coi là một sự kiện không chính thức dành cho việc khơi gợi các ý kiến phản hồi và thúc đẩy sự hợp tác với các stakeholder. Vì vậy các buổi Sprint Review được nhiều đội nhóm tổ chức như là một buổi demo với giới hạn thành phần tham gia thường chỉ bao gồm đội phát triển và PO với rất ít hoặc gần như không có ý kiến đóng góp hoặc thảo luận từ các stakeholders. Để giúp khắc phục những vấn đề này, phiên bản 2020 của ScrumGuide đã làm rõ:

“…The Scrum Team presents the results of their work to key stakeholders and progress toward the Product Goal is discussed…The Sprint Review is a working session and the Scrum Team should avoid limiting it to a presentation… The Sprint Review should never be considered a gate to releasing value…”

No tags available for this post.